”Chúng ta không thể kiểm soát những gì xảy ra với chúng ta. Chúng ta chỉ kiểm soát cách chúng ta phản ứng."
Có những cuốn sách quá kinh điển và mọi người nói quá nhiều về nó đến nỗi mình…”ngại” đọc, và “Nhà Giả Kim” của Paulo Coelho là một trong những cuốn đó. Rổi gần đây, trong 2 podcast liên tiếp mà mình nghe, khách mời có nhắc đến cuốn này, thế là mình tự nhủ, chắc “duyên” đến rồi, đọc thôi. Và trên kệ sách của LibMas có đến mấy cuốn Nhà Giả Kim được góp tặng luôn.
Cuốn sách đưa ta vào cuộc hành trình của Santiago, một người chăn cừu ở Tây Ban Nha, cậu muốn được khám phá mọi nơi trên thế giới nên đã mạnh dạn tự đi theo một cuộc hành trình của riêng mình. Điểm thú vị là trong suốt chặng đường của cậu là cậu luôn mang theo bên mình một cuốn sách. Vào một tối đầy sao, khi cậu đang nằm ngủ tại một nhà thờ cũ đã đổ nát, cậu bỗng mơ thấy một giấc mơ kỳ lạ, được một người lạ như một nhà giả kim hướng dẫn và bày cách để từ Tây Ban Nha sang Kim tự tháp Ai Cập tìm kho báu, và giấc mơ ấy lặp lại vài lần khiến cậu quyết định đi tìm kiếm kho báu một cách thật sự. Cuộc hành trình đi tìm kho báu của cậu đã phải trải qua và gặp rất nhiều khó khăn và hiểm nguy luôn rình rập, nhưng Santiago vẫn quyết tâm cao độ để tiếp tục cuộc hành trình- “khi người nào muốn điều gì thì cả vũ trụ sẽ chung sức lại để người ấy đạt được điều mơ ước”.
Sự cuốn hút đầu tiên của Nhà Giả Kim còn là cách Coelho viết, đơn giản mà sâu sắc, như một loạt triết lý sâu xa được trình bày qua câu chuyện hấp dẫn. Cuốn sách truyền đi thông điệp về sự tìm kiếm bản chất con người và tình yêu, thông qua những khám phá, thất bại, và sự trưởng thành của Santiago. Hành trình của Santiago đâu đó làm người đọc hiểu hơn về chính mình - nhân sinh quan, sự trưởng thành trong đời sống, nhận ra chính mình là kho báu, mình đã tìm và khám phá mình đủ chưa. Cuốn sách cũng có thể là một lời nhắc nhở về sức mạnh của niềm tin và khả năng biến ước mơ thành sự thực - động lực thực sự đến từ đâu?
”Nhà Giả Kim" truyền tải thông điệp:
#LIBMAS #Bookreview #nhagiakim